Chị Hòa (Hà Nội) không quan tâm gia cố móng mà chỉ tập trung sửa chữa bên trong để cả gia đình ở thoải mái, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, sai lầm này đã khiến chị hối hận vì ở thì sợ mà bán không ai mua.
Sợ sập nhà vì quên gia cố móng
Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng

 

Bỏ lơ phần móng khi sửa nhà

Cách đây 7 năm, gia đình chị Hòa mua nhà trong ngõ nhỏ ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) với giá gần 2 tỷ đồng. Mảnh đất này vốn nằm bên rìa một ao nuôi cá cũ. Sau đó, ao được lấp để xây thành nhà. Khu đất của nhà chị Hòa khá khô ráo nên chủ cũ chỉ đổ móng đơn giản làm nhà 2 tầng có gác lửng trên mặt bằng 35m2. Tầng một có phòng khách, bếp, cầu thang gỗ dẫn lên trên. Tầng 2 và gác lửng được bố trí làm chỗ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nhà xây kiểu cũ với phòng tầng hai khá thấp, mái lợp tôn không có trần thạch cao, lớp cách nhiệt nên rất nóng. Ngày mưa to, nước rơi lộp độp trên mái khiến cả nhà không ngủ được. Vì thế, chị Hòa quyết định sửa sang nơi ở khang trang hơn. Để tiết kiệm chi phí và thấy việc sửa chữa có vẻ đơn giản nên chị nghĩ chỉ cần thuê một nhóm nhân công có thợ chính kinh nghiệm là được.

Đầu tiên, chị đề nghị thợ đổ cột, xây tường trên tầng 2 để nâng trần cao hơn. Vì móng yếu nên nhà mới sửa chỉ lợp tôn lạnh, làm thêm trần thạch cao. Nhà cũ trước có một khoảng sân nhỏ để vừa 2 xe máy, chị phá tường ở mặt tiền, biến sân thành nhà ở luôn. Gia đình cũng thay gạch bông bằng sàn gỗ, làm lại cửa sổ tầng 2, ốp lại khu bếp, sửa nhà vệ sinh, sơn toàn bộ bên trong và ngoài nhà.

Ở thì sợ sập, bán không ai mua

Vì công việc lẻ tẻ, chị Hòa trả 400.000 đồng một ngày cho thợ chính thay vì khoán gọn. Tuy nhiên, thợ xây rề rà nên thời gian thi công và chi phí nhân công đều bị vượt quá dự kiến ban đầu. Tổng số tiền gia đình phải chi trả cho việc sửa chữa lên tới 270 triệu đồng. Ít lâu sau, cầu thang gỗ bị mối mọt gia đình phải tháo dỡ, thay nhiều bậc. Tường bên hông xây vữa chất lượng kém nên phải trát, chống thấm. Chị Hòa chi thêm gần 20 triệu nữa.

Ngôi nhà mới sửa xong khá khang trang đủ chỗ cho gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con nhỏ) sống thoải mái. Nhưng khi các nhà xung quanh có điều kiện xây mới thì gia đình chị Hòa luôn lo lắng nhà có thể bị nứt, sập lúc nào không biết. Do các nền đất xung quanh yếu, đào sâu có nhiều nước nên hàng xóm đều đóng cọc bê tông. Hầu hết các hộ đều xây lên cao từ 3-4 tầng, chưa kể tum.

Tới lúc này, chị Hòa mới thấy tiếc vì đầu tư quá nhiều vào việc sửa chữa nhỏ lẻ, lên tới 290 triệu. Nếu chị quyết tâm bỏ nhà cũ đã xập xệ để xây mới, làm móng chắc chắn từ đầu thì đã không phải sống trong cảnh sợ hãi mỗi ngày thế này. Nhà mua thời điểm đất đai đắt đỏ nên hiện tại, khi chị rao bán hơn 2 tỷ đồng (giá cũ cộng thêm tiền sửa), thỉnh thoảng lắm mới có một người qua xem nhưng cũng không trả giá.

 

nom nop so sap vi sua nha quen gia co mong

 

Lưu ý khi sửa chữa, tân trang nhà cửa

Quan tâm nhiều tới nội thất bên trong hơn đầu tư nền móng chắc đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh lãng phí lớn. Để tránh tình trạng này, KTS Ngọc Anh khuyên chủ hộ nên cân nhắc kỹ trước khi tiến hành các hạng mục sửa chữa lớn. Đầu tiên, cần dự tính kế hoạch nhà ở của gia đình trong vòng 5-10 năm tới. Nếu ở lâu dài thì bạn nên đầu tư làm nền móng chắc chắn trước khi sửa bên trong, sắm đồ đắt tiền.

Bên cạnh đó, chủ hộ cần:

  • Lên kế hoạch chi tiết các hạng mục cần sửa chữa.
  • Tính dự trù kinh phí cho việc cải tạo nhà, cộng thêm 20% phát sinh.
  • Không nên chi quá nhiều tiền sửa nhà nền móng yếu, đã xây nhiều năm.
  • Nên khoán thợ theo công việc, không nên trả công nhật nếu làm nhiều hạng mục.

CCOIN theo VnExpress



Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng -

Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng

Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng

Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng

Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng
Nơm nớp sợ sập vì sửa nhà quên gia cố móng
lên đầu trang