Gần đây, nhiều vụ cháy nổ tại các đô thị lớn (nhất là Hà Nội và TPHCM) đã xảy ra với mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Hầu hết các vụ cháy gây thiệt hại về người là do nạn nhân không thể thoát ra khỏi đám cháy do thiếu lối thoát hiểm cho nhà phố.
Lối thoát hiểm cho nhà phố
Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố

 

Trong khi đó, lực lượng cứu hoả, cứu hộ lại gặp rất nhiều khó khăn khi cố tiếp cận với những công trình này, đặc biệt là những công trình sâu trong ngõ hẻm. Vấn đề lối thoát hiểm cho nhà phố rất cần được quan tâm từ góc độ kiến trúc và cần được thiết kế sao cho dễ dàng thoát hiểm khi sự cố xảy ra.

Thực trạng lối thoát hiểm cho nhà phố

Phần lớn thiết kế nhà phố mang cùng đặc điểm hẹp, sâu, diện tích nhỏ và ích mặt thoáng, lại san sát những ngôi nhà cạnh bên. Chính vì vậy mà thiết kế nhà phố ở đô thị thường chỉ tập trung vào diện tích sử dụng mà bỏ qua phương án lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

Phần lớn những ngôi nhà phố đều có chung đặc điểm bất lợi: đó là hẹp và sâu, diện tích nhỏ, ít mặt thoáng, không gian xung quanh là những ngôi nhà cao tầng san sát. Chính vì vậy trong thiết kế nhà phố ở đô thị người ta thường quan tâm đến diện tích sử dụng, sự phân bố các phòng, các tiện ích khác mà ít ai nghĩ đến phương án thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

Đồng thời, những lo ngại về vấn đề trộm cắp và an toàn sử dụng (tránh té ngã trên cao) khiến nhà phố được xây càng thêm kín đáo với nhiều lớp cửa khóa, mặt tiền che chắn bằng gạch hoa, lưới, lồng sắt, cửa sổ có hoa sắt… Việc này khiến căn nhà như một “phòng giam” kín đáo nên khi có sự cố xảy ra thường không có đường thoát và bị ngạt khói nhanh chóng.

Giải pháp kiến trúc cho sự an toàn người sử dụng

Do đặc điểm riêng của nhà phố nên loại công trình này không thể thiết kế phòng cháy theo các tiêu chuẩn thông thường. Việc lắp đặt trang thiết bị báo cháy - chữa cháy cũng khó khăn và bất tiện. Cũng vì nguyên nhân đó mà khi hỏa hoạn xảy ra thường thiệt hại rất nhiều về người và của.

Từ đó, vấn đề lối thoát hiểm cho nhà phố cần được nghiêm túc nhìn nhận và thiết kế dưới góc độ kiến trúc. Việc bố trí ở đâu, như thế nào là rất quan trọng sao cho vừa an toàn vừa đảm bảo thẩm mỹ. Sau đây là một số kinh nghiệm để thiết kế một lối thoát hiểm cho nhà phố hợp lý.

 

kinh nghiem lam loi thoat hiem cho nha pho

 

kinh nghiem lam loi thoat hiem cho nha pho

 

kinh nghiem lam loi thoat hiem cho nha pho

 

kinh nghiem lam loi thoat hiem cho nha pho

 

kinh nghiem lam loi thoat hiem cho nha pho

  • Thiết kế ban công cho nhà phố: nên có ban công nằm ở mặt tiền với lan can. Đây là lối thoát hiểm rất hữu hiệu khi có hỏa hoạn xảy ra. Không chỉ là bộ phận mang tính thẩm mỹ, ban công còn góp phần che nắng, che mưa và là chỗ thoát thân khi có sự cố. Khi hỏa hoạn tạo nhiều khói ngạt, khu vực này đủ thông thoáng để duy trì sự sống trong lúc chờ đợi cứu hộ hoặc có thể từ đây nhảy xuống trong trường hợp xấu nhất. Nếu ban công không sử dụng lan can mà dùng quây lam, lưới thì nên ô cửa mở bằng bản lề (có khóa) để mở khi cần thiết.

  • Nhà nên có sân thượng và giếng trời: Sân thượng là một khoảng trống lớn và thông thoáng giúp thoát hiểm hữu hiệu tương tự như ban công. Tùy vào địa hình cụ thể mà người bị nạn có thể thoát hiểm bằng cách leo sang nhà hàng xóm bên cạnh hoặc chờ lực lượng cứu hộ đến hỗ trợ.

    Giếng trời đóng vai trò phụ trợ trong thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố khi giúp thông thoáng và thoát khói thẳng lên trên khi có hỏa hoạn. Nhờ đó mà khói không bị tích tụ gây ngạt trong nhà.

  • Nhà có hơn một mặt tiền: nên bố trí cửa thoát hiểm ở phía sau hoặc bên hông nhà phòng khi cửa chính không thoát ra được. Cần lưu ý đảm bảo các hệ thống chốt khóa hoạt động tốt, đơn giản và dễ vận hành để có thể mở ra kịp lúc.

  • Bố trí cầu thang thoát hiểm lên tầng mái: Thông thường với nhà phố, tầng mái được làm phẳng để đặt bể nước máy và thường có thang kỹ thuật từ sân thượng hoặc khu vực nào đó lên mái. Đây là một điểm cần chú ý khi thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố. Để dễ dàng thoát hiểm, cầu thang này cần được thiết kế hợp lý. Thông thường, các thang kỹ thuật này hay được làm bằng thép cắm vào tường (thang khỉ) hoặc dùng thang rời rất khó sử dụng. Nếu chuyển sang loại thang có tay vịn thì sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

  • Mỗi tầng cần có ít nhất hai lối thoát hiểm: Một lối thoát hiểm ra cầu thang (lên hoặc xuống) và một lối thoát hiểm khác (cửa sổ hay ban công). Cửa chính nếu có một lớp thì nên làm cửa mở quay ra ngoài sẽ dễ thoát hiểm hơn. Các loại cửa sát kéo hay nhôm cuốn rất bất tiện cho việc thoát hiểm. Cần chú ý đảm bảo các loại cửa trong nhà còn lại như cửa phòng, cửa ban công, sân thượng… nên sử dụng hệ thống chốt khóa đơn giản và có thể mở ra nhanh chóng.

 

kinh nghiem lam loi thoat hiem cho nha pho

Hiện nay, một số gia đình có điều kiện kinh tế đã lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy cho nhà phố, tuy nhiên việc này chưa phổ biến. Giải pháp làm lối thoát hiểm cho nhà phố vẫn là quan trọng nhất.

Để đảm bảo an toàn, các gia đình nên tự trang bị bình chữa cháy (bình CO2, bình phun bọt); và thường xuyên kiểm tra - bảo dưỡng các vị trí cửa, lối thoát hiểm sao cho dễ vận hành. Mỗi gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn một kịch bản thoát hiểm để tránh bị hoảng loạn nếu chẳng may có tai nạn xảy ra.

CCOIN theo MBND



Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố -

Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố

Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố

Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố

Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố
Kinh nghiệm làm lối thoát hiểm cho nhà phố
lên đầu trang